Đã có thời người ta nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” (The Sun Will Not Set on the British Empire) như một lời ca ngợi đế chế Anh hùng mạnh với nhiều thuộc địa trải dài khắp thế giới. Ngày ấy là một quá khứ đã xa tuy nhiên đã bao giờ bạn tự hỏi thế giới sẽ như thế nào nếu như đã không có người Anh chưa? Thực sự, nước Anh đã đóng góp cho thế giới nhiều hơn là vai trò của một cường quốc giống như các nước khác. Là một đất nước của những nhà khoa học, toán học và những nhà phát minh danh tiếng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, chỉ bằng top 10 phát minh (greatest inventions) mà hôm nay English4ALL giới thiệu, nước Anh đã có thể thay đổi phần nào diện mạo thế giới ngày nay. Bạn không tin ư? Hãy lên tàu đến ngay ga British Way để xem câu trả lời nhé. All aboard!

10 .Không có người Anh, không có Hoa Kỳ (United States of America)

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The United States of America (USA) là quốc gia chiếm một nửa diện tích-nửa phía nam (southern half) lục địa Bắc Mỹ, giữ vai trò là siêu cường thế giới duy nhất hiện nay. (the sole current global superpower) và sẽ là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới (most influential countries), đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, văn hoá, và quân sự. Nước Mỹ đã được tạo thành bởi các thuộc địa (colonies) của Anh ở Bắc Mỹ tuyên bố độc lập (declared independence) khỏi Vương Quốc Anh sau những tranh cãi leo thang (growing disputes) về việc đánh thuế (taxation) thuộc địa mà không có đại diện tại nghị viện Anh. Cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm từ 1775 đến1783 đẫn đến chiến thắng và độc lập cho Mỹ với sự hỗ trợ mang tính quyết định (decisive assistance) từ Pháp, Tây Ba Nha và Hà Lan. Tuy nhiên, những người lãnh đạo của cuộc cách mạng đó đều là người Anh trước khi họ trở thành những người Mỹ độc lập vào năm 1783.Theo cách đó, có thể coi Mỹ là một phát minh của người Anh.

USA-UK

9. Không có người Anh, không có bóng đá (football) và hầu hết các môn thể thao hiện đại

Hầu hết các môn thể thao phổ biến trong thế giới hiện đại đều có nguồn gốc từ nước Anh, hay ít nhất là về việc tiêu chuẩn hóa (standardization) luật chơi và các trận tranh tài phổ biến rộng rãi. Đáng chú ý nhất là bóng đá (football), criket, bóng bầu dục (rugby) và tennis. Nhiều môn thể thao hiện đại khác cũng đã thay đổi lịch sử môn thể thao của mình để phù hợp với sự đa dạng của thể thao Anh, chẳng hạn như Bóng đá Mỹ (American Football) (có nguồn gốc từ Rugby- bóng bầu dục) và bóng chày (baseball) (có nguồn gốc từ môn bóng Rounders). Tất nhiên, người Anh không phải là người đầu tiên nghĩ đến việc đá một quả bóng trên sân cỏ, nhưng người Anh đã tiêu chuẩn hóa cấu trúc và quy tắc của hầu hết các môn thể thao cạnh tranh hiện đại như chúng ta biết ngày nay.

Multisports

 

8. Không có người Anh, không có các định luật của Newton (Newton’s Laws)

Isaac Newton là một nhà vật lý và toán học người Anh. Sinh ra vào năm 1642, Newton phát hiện ra và viết tài liệu cho ba định luật chuyển động liên quan đến vật lý. Các định luật của Newton như sau: Định luật 1 Newton: Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động sẽ đứng yên hoặc chuyển động mãi mãi nếu không còn bị ngoại lực tác dụng hoặc hợp lực của các ngoại lực bằng 0. Định luật 2 Newton: Gia tốc (momentum) của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Newton cũng là người đầu tiên phát minh tài liệu về định luật vạn vật hấp dẫn. Các phát minh của Newton là một trong những phát minh có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử khoa học hiện đại và ông là một trong những nhà khoa học quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

Newton

7. Không có người Anh, không có máy tính lập trình (Programmable Computer)

Các máy tính lập trình đầu tiên được phát minh bởi nhà toán học- khoa học người Anh Charles Babbage trong thập niên 1820. Mặc dù ông được công nhận là người phát minh ra máy tính lập trình, nhưng Babbage không còn sống để nhìn thấy chiếc máy khi được thiết kế hoàn thiện. Babbage đã bắt đầu làm việc trên một máy tính cơ khí (mechanical computer) mà ông gọi là các “động cơ khác biệt” (Difference Engine) trong năm 1822, ông làm việc hơn mười năm với sự tài trợ của chính phủ Anh (government funding). Nhưng dự án này cuối cùng đã bị lãng quên (abandoned) sau khi mất kinh phí do chính phủ Anh mất niềm tin vào dự án kéo dài này. Máy được xây dựng lần đầu tiên từ thiết kế ban đầu của Babbage hơn 150 năm sau vào năm 1989. Sau khi làm việc trên nhiều động cơ khác nhau, Babbage đã phát minh ra công cụ phân tích (Analytical Engine), một cỗ máy phức tạp hơn nhiều so với “động cơ khác biệt”, nó có thể được lập trình bằng cách sử dụng các thẻ đục lỗ. Công cụ phân tích này, mặc dù không được xây dựng hoàn thiện mãi cho đến năm 2011 bởi các nhà nghiên cứu Anh, nhưng nó đã là chiếc máy tính lập trình đầu tiên (first ever working programmable computer) và là bước tiến đầu tiên trong lịch sử của máy tính như chúng ta đã biết.

Programmable Computer

Chiếc máy tính lập trình đầu tiên trên thế giới

 

 

6. Không có người Anh, không có các website (World Wide Web)

Chúng ta không nên nhầm lẫn (confused) World Wide Web với Internet (một hệ thống mạng máy tính toàn cầu được phát minh ở Mỹ), World Wide Web, phát minh bởi nhà khoa học máy tính (computer scientist ) người Anh Tim Berners-Lee, là hệ thống tài liệu siêu văn bản liên kết với nhau (interlinked hypertext documents ) thông qua việc truy cập mạng. World Wide Web dường như là hệ thống đằng sau các khái niệm về các trang web và các website. Berners-Lee đầu tiên đề xuất khái niệm của World Wide Web vào tháng 3 năm 1989, sau đó trình bày tại CERN cùng với nhà khoa học Bỉ Robert Cailliau. CERN sau đó công khai giới thiệu các dự án này vào tháng Mười Hai năm 1990. Trang web đầu tiên, info.cern.ch, đi trực tiếp tại CERN vào ngày 06 tháng 8 năm 1991. Điều thú vị là mặc dù nhận ra tiềm năng lợi nhuận cá nhân to lớn từ phát minh của mình, nhưng Berners-Lee đã tặng ý tưởng này cho nhân loại (gift the idea to the world) mà không cần khoản lợi nhuận nào.

Www

 

5. Không có người Anh, không có Tivi –truyền hình (Television)

Truyền hình đầu tiên được công bố trên thế giới được phát minh bởi nhà phát minh người Anh John Logie Baird năm 1925. Logie Baird cũng được ghi nhận với sự phát minh ra ống truyền hình điện màu (electric color television tube) hoàn thiện đầu tiên. Buổi trình diễn truyền hình công khai đầu tiên của Logie Baird đã được thực hiện trước khi các thành viên của Viện Hoàng gia (Royal Institution) vào ngày 26 tháng 1, 1926. Sau đó, ông cũng đã công bố truyền hình màu đầu tiên vào ngày 3 tháng 7 năm 1928. Truyền hình của Logie Baird hiển thị một dòng 30 hình ảnh theo chiều quét dọc tại 5 khung hình mỗi giây, sau đó các mô hình nâng cao tỷ lệ khung hình đến 12,5 khung hình mỗi giây trong lần đầu tiên công bố. Phát minh này của Logie Baird đã mở đường (paved the way) cho sự phát triển của công nghệ truyền hình, và đây vẫn là một trong những phát minh có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, cho phép tất cả mọi người trên thế giới có thể giao tiếp thông qua các hình ảnh chuyển động.

Television

 

4. Không có người Anh, không có đầu máy hơi nước (Steam Locomotive)

Đầu máy hơi nước đầu tiên được phát minh bởi Richard Trevithick, một nhà phát minh- kỹ sư khai thác mỏ (mining engineer) người Anh. Đầu máy hơi nước của Trevithick được xây dựng năm 1804 tại Pen-y-Darren South Wales để vận chuyển hàng hoá. Trevithick đã bán các bằng sáng chế (patents) đầu máy hơi nước cho Samuel Homfray. Trong một trong những công bố đầu tiên, các đầu máy này đã tải thành công hết sức ấn tượng với 10 tấn sắt, 5 toa xe (wagon) và 70 người đàn ông qua 9,75 km giữa Penydarren và Abercynon trong 4 giờ và 5 phút. Trevithick tiếp tục làm việc với các đầu máy hơi nước trong nhiều năm nữa cho đến khi ông qua đời vào tháng 4 năm 1833. Một bản sao của đầu máy hơi nước đầu tiên của ông được xây dựng vào năm 1981 tại khu công nghiệp xứ Wales và Bảo tàng Hàng hải, sau đó di chuyển đến Bảo tàng quốc gia Waterfront tại Swansea. Đầu máy vẫn chạy vài lần trong một năm trên một đường ray ngắn bên ngoài bảo tàng.

Steam Lomocotive

 

3. Không có người Anh, không có thuyết tiến hóa (Theory of Evolution)

Charles Darwin là một nhà tự nhiên học (naturalist) người Anh sinh năm 1809. Darwin là người đầu tiên đề xuất (propose ) các học thuyết phổ biến hiện nay về sự tiến hóa, chọn lọc tự nhiên (natural selection) và nguồn gốc phổ biến. Sau một chuyến đi 5 năm toàn thế giới trên chiếc tàu HMS Beagle, Darwin trở lại Anh và tìm một người nổi tiếng trong giới khoa học để gửi những lá thư của ông đến các nhà khoa học tại quê nhà; trong khi đó ông tiếp tục nghiên cứu địa chất (geology) trên tàu Beagle. Sau đó Darwin được bầu vào Hội đồng của Hiệp hội địa chất, và chuyển đến London để tiếp tục công việc của mình; ông tham gia một nhóm các nhà khoa học trong đó bao gồm cả Charles Babbage. Darwin hình thành thuyết tiến hóa của ông trong suốt cuộc đời, nhưng ông chỉ xuất bản học thuyết của mình vào những năm sau qua quyển sách “Nguồn gốc của các loài” (On The Origin of Species) vì sợ công chúng sẽ phản ứng (respond) với những gì mà học thuyết của ông đưa ra. Tại thời điểm này, đây là một học thuyết gây nhiều tranh cãi, vì nó đưa ra lý thuyết rằng sự sống trên trái đất được phát triển không do bàn tay tạo hóa của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Charles Darwin đã bất chấp tranh cãi (controversy) (và trong một số trường hợp, chế giễu), vẫn tiếp tục công việc của mình cho đến khi ông qua đời vào ngày 19 tháng 4 năm 1882 do bệnh tim, có nhiều khả năng là do nhiều năm làm việc quá sức (overwork), bệnh tật và căng thẳng.

Evolution Theory

2. Không có người Anh, không có điện thoại (telephone)

Điện thoại được phát minh bởi nhà phát minh người Anh Alexander Graham Bell và cấp bằng sáng chế vào năm 1876. Bell bỏ học ở tuổi 15, nhưng vẫn duy trì niềm đam mê của ông đến với khoa học và sinh học. Khi di chuyển đến Luân Đôn sống với ông nội của ông, Bell đã tìm thấy tình yêu cho việc học tập và đã dành nhiều giờ mỗi ngày cho việc nghiên cứu. Năm 16 tuổi, ông đi dạy diễn thuyết (elocution) và âm nhạc tại Học viện Weston House tại Moray, Scotland. Một năm sau, Bell theo học tại Đại học Edinburgh, sau đó ông được chấp nhận vào Đại học Luân Đôn (University of London). Thí nghiệm đầu tiên của ông với âm thanh được hình thành khi ông được đưa tới xem một máy “nói” tự động được thiết kế bởi Baron Wolfgang von Kempelen và được xây dựng bởi Sir Charles Wheatstone.

Bị cuốn hút bởi chiếc máy này, Bell đã mua một bản sao của một cuốn sách viết bằng tiếng Đức bởi Baron Wolfgang von Kempelen và thiết kế một chiếc máy tương tự như vậy cùng với anh trai của mình. Nhiều năm sau, trong khi làm việc tại Khoa Diễn thuyết (School of Oratory), Đại học Boston, Bell trở nên đặc biệt quan tâm đến công nghệ truyền tải âm thanh (technology to transmit sound). Bỏ công việc tại trường đại học, ông quyết định theo đuổi việc nghiên cứu cá nhân về đề tài này. Năm 1875, Bell đã tạo ra một điện báo âm thanh (an acoustic telegraph) và được cấp bằng sáng chế vào tháng 3 năm 1876 sau một cuộc chạy đua sát sao (a close race) với nhà phát minh Mỹ Elisha Gray, người đã cáo buộc Graham Bell ăn cắp sáng chế từ ông ấy. Các văn phòng cấp bằng sáng chế cuối cùng phán quyết có lợi cho Bell và ông đã được cấp bằng sáng chế cho điện thoại đầu tiên của thế giới.

Telephone

Bell đang thực hiện cuộc điện thoại đầu tiên trên thế giới

 

1. Không có người Anh, không có Tiếng Anh (English Language)

Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi nhất (the second most widely spoken language) trên thế giới sau tiếng Hoa Phổ Thông (Mandarin Chinese). Tuy nhiên, nó là ngôn ngữ chính thức (official language) của nhiều quốc gia nhất trên toàn thế giới, và là ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất trên toàn cầu. Tiếng Anh thường được sử dụng như là ngôn ngữ trung gian (intermediary language of choice) tại các sự kiện toàn cầu và các hội nghị thượng đỉnh quốc tế (international summits). Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ được sử dụng trên phạm vị rộng lớn nhất trên thế giới, và người bản xứ của ngôn ngữ này trải dài đến những quốc gia xa xôi như Úc, New Zealand, Mỹ, Canada và tất nhiên là Anh Quốc, nơi mà ngôn ngữ này đã được sinh ra. Mỗi bài phát biểu vĩ đại trong lịch sử lâu đời của thế giới đều được nói bằng tiếng Anh, mỗi học thuyết, báo chí, các đề xuất, và thiết kế trên thế giới đều có chung một điểm: được viết bằng tiếng Anh. Đó là lý do tại sao tiếng Anh là phát minh có ảnh hưởng nhất của Anh Quốc (most influential invention)

Oxford Advanced Learner Dictionary

Hoàng Huy

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *