Quốc kỳ luôn luôn là một trong mỗi biểu tượng thiêng liêng của mỗi quốc gia, nhưng Quốc kỳ của Vương Quốc Anh, hay còn gọi là Union Jack còn chứa đựng cả một câu chuyện lịch sử hình thanh và phát triển của cả Vương Quốc. Ngày nay, đó là lá cờ kiêu hãnh, biểu trưng cho sự thống nhất, hài hòa của các quốc gia thành viên như một khối sức mạnh. Bạn có biết rằng trên lá quốc kỳ của Vương quốc Anh có sự hiện diện của những 3 vị thánh không? Hãy cùng English4ALL đến với ga British Way để tìm hiểu đôi điều về lá quốc kỳ rất đặc biệt này. All Aboard!

Tên gọi

The Union Jack Flag

Quốc kỳ của Vương Quốc Anh (the United Kingdom) thường được biết đến với cái tên The Union Flag (Cờ thống nhất) hay phổ biến hơn, còn gọi là Union Jack.

Sở dĩ lá cờ trên được gọi là Union Flag bởi vì nó tượng trưng cho sự thống nhất hành chính (administrative union) của các nước thành viên (countries) trong Vương Quốc Anh. Đây là lá cờ được hình thành từ những lá cờ riêng của mỗi nước thành viên: Anh (England), Scotland, và Bắc Ireland (Northern Ireland) (kể từ năm 1921, chỉ còn duy nhất Bắc Ai Len là thuộc Vương quốc Anh, miền Nam Ai Len là một nước khác: Cộng hòa Ireland). Bởi vì Wales là một xứ (principality) không phải là một nước, do đó không hiện diện trên lá cờ Union Flag.

 

Lịch sử hình thành.

Nước Anh (England) được đại diện bởi lá cờ của thánh George (St. George). Năm 1194, Vua Richard đệ Nhất của Anh (England) giới thiệu Chữ thập của thánh George (the Cross of St. George), đó là một chữ thập màu đỏ trên nền trắng.

England Flag

Cờ chữ thập của thánh George – Cờ của Anh (England)

Vào thời điểm này, Anh (England), Scotland, Wales, và Ireland vẫn còn là những nước riêng rẽ (separate countries). Cho đến năm 1536, dưới triều đại của vua Henry VIII, đạo luât Thống Nhất (Act of Union) đã đưa Wales trở thanh một tỉnh thuộc Anh (England)

Scotland lại được đại diện bởi lá cờ của Thánh Andrew( St. Andrew- vị thánh bảo hộ) – đó là lá cờ có chữ thập chéo màu trắng trên nền xanh.

Scottish flag

Cờ chữ thập của thánh Andrew – Cờ của Scotland

Sauk hi nữ hoàng Elizabeth đệ nhất qua đời vào năm 1603, Vua James VI của Scotland kế thừa vương vị (throne) và trở thành vua James I của nước Anh (England). Đó là sự thống nhất về vương quyền (Union of the Crowns) nhưng không phải là sự thống nhất về lãnh thổ, mỗi nước vẫn giữ nghị viện riêng của mình (parliament). Một năm sau, vào ngày 22 tháng Ba 1604, nhà vua quyết định đưa ra nghị viện ý định sát nhập Anh (England) và Scotland lại làm một vương quốc thống nhất gọi là Great Britain, tuy nhiên đề nghị này bị từ chối. Vua James bất chấp việc này, ngày 20/10/1604, ngài tự phong cho mình một tước hiệu mới, “Kings of Great Britain” (Vua của Anh Quốc).

Nhưng vấn đề nảy sinh là trên thuyền của nhà vua phải treo cờ nào đây, trong khi thủy thủ người Anh thì ghét lá cờ của Scotland, trong khi thủy thủ của Scotland cũng không ưa gì cờ Anh.

Đến năm 1606, vấn đề được giải quyết, nhà vua quyết định hợp nhất hai lá cờ Anh và Scotland lại làm một, tạo ra lá cờ thống nhất đầu tiên (Union Flag). Ngày 12/04/1606, lá cờ thống nhất của Anh và Scotland được sử dụng trên biển, tuy nhiên, ở từng nước vẫn giữ lá cờ cũ. Một sắc chỉ (royal decree) của nhà vua yêu cầu mọi tàu thuyền của Vương Quốc Anh phải treo lá cờ thống nhất. Khi cờ chữ thập đỏ của Anh kết hợp với cờ chữ thập trắng của Scotland đã có thêm một phần đường viền màu trắng để hai lá cờ không bị “chạm” vào nhau.

Lá cờ thống nhất đầu tiên của Anh và Scotland

Lá cờ thống nhất đầu tiên của Anh và Scotland. Gọi là The Union

Ngày 28/07/1707, dưới triều đại của nữ hoàng Anne, lá cờ này đã được Hoàng gia quyết định chọn đây là Quốc kỳ (National Flag) của Vương Quốc Anh (Great Britain), sử dụng cả trên đất liền và trên biển. Đạo luật thống nhất năm 1707, đã thống nhất được hai nước Anh và Scotland tạo ra một vương quốc- một nghị viên chung gọi là “Vương Quốc Liên Hiệp Anh”( ‘United Kingdom of Great Britain‘). Hải quân Hoàng gia (Royal Navy) đã đặt tên cho lá cờ là “The Union”.

Nước Ireland có lá cờ chữ thập của thánh Patrick (St. Patrick) với chữ thập đỏ chéo trên nền trắng

Đây là lá cờ tượng trưng cho phần lãnh thổ phía Bắc của Ireland thuộc Anh ngày nay.

Đây là lá cờ tượng trưng cho phần lãnh thổ phía Bắc của Ireland thuộc Anh ngày nay.

Vào ngày 1/1/1801, Ireland thống nhất với Vương Quốc Anh, và yêu cầu đặt ra là cần thiết phải có một lá Quốc Kỳ mới mà trong đó Ireland cũng được đại diện. Và thế là lá cờ của thánh Patrick đã được kết hơp với cờ Thống Nhất (The Union Flag), tạo ra lá Quốc Kỳ của Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len như ngày nay chúng ta vẫn thấy.

 

Lược sử hình thành của Quốc kỳ Anh - Union Jack

Lược sử hình thành của Quốc kỳ Anh – Union Jack

Quốc kỳ Anh bay trên các tòa nhà của chính phủ (government building) vào những ngày sau:

– Ngày sinh nhật của các thành viên Hoàng gia.

-Ngày Thịnh Vượng Chung (Commonwealth Day)

– Ngày đăng quang (Coronation Day)

– Sinh nhật chính thức của nữ hoàng.

– Ngày Tưởng niệm (Remembrance Day)

Và một số ngày lễ khác.

Xứ Wales có lá cờ riêng của mình.

Cờ của xứ Wales

Cờ của xứ Wales

Hoàng Huy

Bản quyền thuôc về English4all.vn

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *