Nếu như trong văn hoá người Việt có ngày lễ Xá tội vong nhân, vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch hàng năm thì phương Tây có lẽ cũng có một ngày lễ mang ý nghĩa tương tự, đó là Halloween. Halloween là một trong những lễ hội cổ xưa nhất cho đến ngày nay vẫn còn. Đó là một trong những ngày lễ phổ biến nhất, chỉ sau Giáng Sinh. Tuy nhiên hàng triệu người trên thế giới vẫn kỉ niệm lễ Halloween mà không biết đến nguồn gốc cũng như những huyền thoại đã làm cho ngày lễ này trở nên vô cùng thú vị. Một số người thì coi Halloween là dịp để vui, mặc những bộ đồ hoá trang, trẻ con thì chơi trò “trick or treat” và tổ chức những bữa tiệc. Một số người khác thì coi đây là là ngày lễ tín ngưỡng, cần phải tránh xa ma quỷ và những điều xấu. Vậy Halloween thực sự là gì? Hôm nay English4ALL sẽ cùng bạn tìm hiểu trong chuyến tàu đầu tuần nhé! All aboard!

Halloween là một ngày lễ được tổ chức vào đêm 31/10 hàng năm. Tên gọi Halloween hay Hallowe’en có từ năm 1745 và bắt nguồn từ Thiên chúa giáo. Trong tiếng Scotland, từ “đêm” (eve) là even và khi viết gọn lại sẽ là e’en hay een. Theo thời gian, (All) Hallow(s) Eve(n) biến đối thành Halloween. Do đó, Halloween chính là dạng viết tắt (a shortening) của All Hallows’s Evening (Đêm của các thánh) hay còn gọi là Hallowe’s en hay All Hallows’ Eve đã có từ hơn 2000 năm trước. All Hallows’ Eve là đêm trước ngày Lễ các thánh (All Saint Day 1/10)- là ngày mà nhà thờ Thiên Chúa Giáo sẽ làm lễ tưởng nhớ các vị thánh.

Có nhiều dị bản về nguồn gốc và các phong tục của ngày lễ Halloween, nhưng tuy nhiên nhìn chung đều có những điểm nhất quán. Các nền văn hoá có góc nhìn khác nhau về ngày lễ Halloween nhưng cách thức kỉ niệm là giống nhau.

Halloween bắt nguồn từ người Druids, một nền văn hoá Celtic ở khu vực Ai Len, Anh và Bắc Âu ngày nay. Nguyên thuỷ, Halloween là một lễ hội của người Celtic cổ gọi là Samhain (đọc là sah-win). Lễ Samhain báo hiệu “kết thúc mùa hè” – tháng 11, cũng là ngày kết thúc một năm theo lịch Celtic và bước sang năm mới. Các tập tục trong ngày lễ này mang đậm màu sắc tín ngưỡng. Ngày Celtic cổ đại tin rằng vào ngày 31/10, ranh giới giữa thế giới thực của người sống và người chết giao hoà với nhau, và linh hồn của những người đã khuất sẽ trở lại, lang thang trên đường phố và các làng mạc vào ban đêm. Không phải linh hồn nào cũng hiền lành, tốt đẹp, rất có thể họ sẽ gây ra những sự tàn phá (havoc) như ốm đau bệnh tật hay mùa màng thất bát, thế nên các quà tặng, vật phẩm được đặt ra phía ngoài để làm vừa lòng các linh hồn và đảm bảo vụ mùa năm sau (next crops) được bội thu (plentiful). Phong tục này dần dần biến đổi thành trò “trick-or-treat” của trẻ con ngày nay. Là ngày lễ kỉ niệm kết thúc một vụ mùa trong văn hoá của người Celtic, lễ Sahmain còn được những tín đồ của đạo đa thần (pagan) sử dụng như là dịp để cất trữ lương thực, đồ dự trữ cho mùa đông.

 Các hoạt động truyền thống của Halloween.thường bao gồm trò “trick or treat”, đốt lửa (bonfires), các bữa tiệc hoá trang (costume parties), thăm các “ngôi nhà ma” (haunted houses) và khắc đèn lồng Jack-o-lanterns. Những người di cư Người Ai Len và người Scotland (Irish and Scotish immigrants) đã mang theo rất nhiều những phiên bản của lễ hội truyền thống này xuống thuyền ,theo họ sang mảnh đất mới Bắc Mỹ và đầu thế kỉ 19. Các nước phương Tây khác cho đến tận cuối thế kỉ 20 mới kỉ niệm buổi lễ này đó là: Ai Len, Canada, Puerto Rico, Anh Quốc và các nước như Austrlia và New Zealand.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English4ALL.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *