Tại sao tiếng Anh có thể giúp Mỹ giữ được sự ảnh hưởng cho dù vị trí đang tuột dốc?.

Hiện nay, chúng ta có đủ lí do để bi quan về vị trí của Mỹ trên trường thế giới. Khủng hoảng tài chính đã làm cho Wall Street phải hổ thẹn vì các hành động khinh suất; trong khi đó kinh tế của Trung Quốc lại đang phát triển chóng mặt.

Thành viên của G-20 đã kêu gọi cho một thế giới đa cực và có vẻ như mong muốn của họ đã thành hiện thực. Thậm chí, năm ngoái trên tạp chí Global Trends 2025, Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ cũng đã kết luận rằng ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm bớt trong một phần tư thế kỷ tới.

Tiếng Anh. Ảnh: Sưu tầm

Tuy nhiên đối với những người cho rằng thế giới hậu Hoa kỳ là điều không thể tránh khỏi thì lại nảy sinh một vần đề lớn, đó là: tiếng Anh đang lan tỏa và chiếm vị trí trong trái tim và khối óc của nhiều người trên toàn thế giới với một tốc độ vượt xa những gì các nhà chính trị Mỹ đã làm được.

Vào ngày 10 tháng 6, với sự góp mặt của ‘thành viên mới” vào kho từ vựng của mình, tiếng Anh tự hào đạt đến một triệu từ vựng, gấp 2 lần tiếng Trung Quốc, gấp 4 lần tiếng Tây ban Nha và gấp 10 lần tiếng Pháp. Theo như tiên đoán thì vào năm 2015, một nửa dân số thế giới sẽ nói tiếng Anh. Khi tiếng Anh đang trên đà trở thành ngôn ngữ không chính thức của thế giới thì Mỹ cũng sẽ không bị đứng sang một bên.

Những con số nói lên tất cả. Giữa năm 2007, tờ International Herald Tribune (IHT) cho biết “tính theo một cách nào đó, số lượng người nước ngoài nói tiếng Anh nhiều gấp 3 lần số lượng người nói tiếng Anh bản xứ.” Tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của hơn 400 triệu người và khoảng 300 đến hơn 500 triệu người sử dụng thông thạo tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, tờ IHT viết.

Nếu cộng thêm 750 triệu người từng học tiếng Anh như một ngoại ngữ thì chúng ta có một cộng đồng hơn 1 tỉ người nói tiếng Anh trên thế giới. Mọi tạp chí có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu đều sử dụng tiếng Anh hoặc có một phiên bản tiếng Anh.

Trong lĩnh vực khoa học cũng tương tự, hơn 90% các tạp chí khoa học lớn trên thế giới đều được xuất bản bằng tiếng Anh. Khi xem xét tất cả những yếu tố này, ta sẽ thấy chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường toàn cầu cho các sản phẩm hay dịch vụ học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai lại đạt đến 50 tỉ USD (cao hơn cả GDP của Lithuania trong năm 2008).

sao tiếng Anh lại bùng nổ như thế? Ở Trung Quốc, tiếng Anh được xem là sức mạnh để đổi đời, học tiếng Anh là cánh cổng để đi lên tầng lớp trung lưu; 300 triệu người Trung Quốc sử dụng tiếng Anh và 350 triệu người nữa ở Ấn Độ cũng sử dụng tiếng Anh.

Theo thông tin báo cáo gần đây của Hội đồng Chicago về các Vấn đề Toàn cầu thì 96 đến 100% phụ huynh ở các nước như Trung Quốc, Indonesia, Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam tin rằng con của họ nên học tiếng Anh. Mục tiêu này có thể thấy được qua việc hơn 90% trường tiểu học ở Nhật có chương trình dạy tiếng Anh.

Trẻ em ở Trung Quốc học tiếng Anh từ năm lớp 3 và còn có hơn 50.000 trung tâm dạy thêm tiếng Anh. Chris Gibson, giám đốc của British Council ở miền Nam Ấn độ đưa ra mục tiêu tất cả người dân ở Nam Ấn sẽ nói tiếng Anh vào năm 2010; thời điểm mà ông tin rằng tiếng Anh sẽ được thừa nhận như một ngôn ngữ chung của thế giới.

Các nước châu Á không phải là những quốc gia duy nhất ưa chuộng tiếng Anh. Từ năm 1998, học sinh Argentina bắt buộc phải học 2 giờ tiếng Anh mỗi tuần từ lớp 4 đến hết trung học. Cũng trong năm đó Chilê cũng quy định các trường công bắt đầu dạy tiếng Anh từ lớp 5, thay vì lớp 7. Tiếng Anh là ngôn ngữ tự chọn ở nhiều nước Châu Phi.

Thậm chí các quốc gia Châu Âu cũng rất xem trọng việc học tiếng Anh. Trưởng khoa MBA trường ESSEC Business School của Pháp, ông Laurent Bibard chia sẽ với tờ The New York Times: trường cũng đang bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh vì “đó là ngôn ngữ dạy học quốc tế”. Ông cho biết thêm “Tiếng Anh cho phép sinh viên từ bất kỳ nơi nào trên thế giới đến với trường và cho phép sinh viên Pháp của chúng tôi đi đến bất kỳ nơi đâu.”

Khuynh hướng này cho thấy tầm ảnh hưởng của tiếng Anh đang gia tăng trong các thập niên sắp tới. Theo như dự đoán của Giám Đốc của McKinsey Global Institute ở Châu Á: “Đến năm 2100, thế giới sẽ giảm từ 7.000 ngôn ngữ xuống còn vài trăm ngôn ngữ và tiếng Anh sẽ là phương tiện giao tiếp chính ở nhiều nước và cũng sẽ là ngôn ngữ thứ 2 phổ biến ở các nước Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và nhiều nước ở Châu Phi và Mỹ La Tinh – cũng giống như ở các nước châu Âu hiện nay.

Ngôn ngữ lúc nào cũng gắn liền với sự phát triển của con người – nó giúp trẻ em học, nhà văn viết bài, các nhà quản lý đàm phán, giúp con người đi đây đó và tất cả các việc khác mà chúng ta có thể tưởng tượng được.

Cho dù là tiếng Latin ở thế kỷ thứ nhất hay tiếng Pháp ở thế kỷ 18 thì quyền lực và ngôn ngữ lúc nào đi song song với nhau. Trong khi thời kỳ đơn cực đã qua đi thì sự phát triển của tiếng Anh có thể bảo đảm Mỹ sẽ không sớm lụi tàn.
Nguồn: Internet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *