Trong cuộc sống thường ngày, ngôn từ, tiếng nói, chữ viết có vẻ như làm khá tốt vai trò giúp trong ta trao đổi, nói chuyện, thông tin cho nhau. Đó là giao tiếp ngôn từ (verbal communication), tuy nhiên còn một hình thức giao tiếp khác rất quan trọng mà chúng ta chắc chắn không thể bỏ qua, đó là giao tiếp phi ngôn từ (non-verbal communication). Bạn có chắc bạn không bao giờ lắc đầu để tỏ ý từ chối, không bao giờ vỗ tay để tỏ ý tán đồng….? Ngôn ngữ cơ thể (body language) có lẽ là mà một mảng trống mà có lẽ ở Vietnam ít chú trọng, nhưng một bài thuyết trình bằng tiếng Anh của bạn chắc chắn sẽ sinh động và hiệu quả hơn nhiều nếu bạn không chỉ biết “nói” bằng miệng. Đó là lý do vì sau bắt đầu từ ga English on the street tuần này, sẽ có vài chuyến tàu English4ALL khởi hành để chuyển tải tới các bạn một số kiến thức nhỏ nhưng thú vị về ngôn ngữ cơ thể, bắt đầu từ ngôn ngữ cử chỉ của bàn tay (hand gesture) nhé, được không? All aboard!!!!
-
1. Wave (Hello/Goodbye)
Cũng giống như người Việt thôi, người Anh thường vẫy tay (wave) khi chào gặp mặt (wave hello) hoặc chào tạm biệt (wave goodbye). Bạn nói Hi! Hello! Goodbye! thì những người bình thường chắc chắn sẽ hiểu, nhưng nếu bạn vừa chào và vừa vẫy tay thì kể cả người khiếm thính, người lớn tuổi, người lãng tãi hoặc người đứng ở xa cũng sẽ hiểu bạn.
Nếu chỉ nói Hi! hay Goodbye! thôi là chưa đủ, thì tại sao không thêm vào đó bàn tay vẫy chào và một nụ cười thân thiện nhỉ. Đừng quên mỗi phút mỗi giây bạn luôn cần phải tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh.
2. Thumbs Up (THAT’S GREAT)
Đây là một trong những cử chỉ tay phổ biến nhất (most common). Nhiều tài liệu chỉ ra rằng cử chỉ này có nguồn gốc từ rất xa xưa, khi các nhà cầm quyền La Mã (Roman rulers) ở đấu trường Coliseum và các đấu trường khác (arenas) chỉ ra rằng đấu thủ (gladiator) nào còn sống hay đã chết. Ngón tay trỏ lên (thumb up) là còn sống, và tất nhiên trỏ xuống tức là đi xuống dưới mặt đất. Mấy anh phi công người Mỹ và tàu trong Thế chiến thứ 2 có công phổ biến (popularize) cử chỉ này. Ở trung quốc, cử chỉ này có nghĩa là Số một, Đệ nhất (Number One) và hình như ở Việt Nam cũng thế.
3. V -The Peace Sign (VICTORY)
Với lòng bàn tay (palm) quay ra ngoài thì đây là một biểu tượng tích cực tượng trưng cho chiến thắng (victory). Ngày Winston Churchill – thủ tướng vĩ đại của nước Anh và các nhà lãnh đạo phe Đồng Minh khác (Allied leaders) trong thế chiến thứ Hai đã phổ biến biểu tượng này. Có lẽ nhiều người Việt Nam chúng ta nên biết ơn biểu tượng này vì trong những năm 1960 đầu 1970, đó trở thanh biểu tượng phẩn đối chiến tranh (anti-war) trong phong trào hippy ở Mỹ (hippie movement) và mang ý nghĩa “Hòa bình”. Họ đã tin rằng Hòa bình ở Vietnam sẽ là chiến thắng. Hàng triệu người đã xuống đường với cử chỉ tay như thế này và hô vang khẩu hiệu “Peace! Peace! Peace!.
Lưu ý: Đừng quay mu bàn tay ra phía ngoài, sẽ mang ý nghĩa rất không hay đấy!
4. FINGERS CROSSED (Good luck!)
Cử chỉ này thường mang nghĩa “Chúc bạn may mắn!” (wishing for good luck or fortune”.) Một cách hiểu khác đó là “Đang hi vọng! Hi vọng là như thế!” (Here’s hoping). Biểu tượng này có nguồn gốc từ đạo Thiên Chúa Giáo (Christian) và được tin là có thể xua đuổi ma quỷ. Trong các câu chuyện dân gian phương Tây, khi bạn buộc phải nói dối (telling a lie) mà tay bạn làm dấu như này thì coi như chuộc tội trước Chúa vì đã nói dối. Các nhà sử học (historian) còn tin rằng đây chinh là biểu tượng bí truyền của hình tượng cây Thánh giá (Cross) – tượng trưng cho quyền năng của Chúa có sức mạnh đánh bại ma quỷ (demons). Do đó, biểu tượng này mang cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực: Chúc may mắn/ Những lời nói dối.
5. A OK ( PERFECT)
Đã có thời người ta tin rằng cử chỉ này là do những người thợ lặn (divers) phổ biến vì Thumbs up/down có nghĩa là đi lên/đi xuống. Nhiều người khác thì tin rằng do hình thế ay của cử chỉ này tạo ra chữ O và chữ K, đơn giản là trùng hợp vậy thôi. Và sự thật là, cử chỉ này là do những nhà buôn đá quý (gem stone dealers) họ nghĩa ra đầu tiên. Viên đá quý (gem) sẽ được đặt vào giữa ngón trỏ và ngón cái, giơ lên trước ánh sáng, di chuyển tới lui để thay đổi góc nhìn và kiểm tra những vết xước (flaws). Đên bây giờ vẫn thế. Nhưng bạn làm ơn đừng bao giờ để ba nón tay đứng thẳng hàng với nhau trong cử chỉ này nhé, bởi làm thế sẽ tạo ra một sắc thái ý nghĩa khác rất mất vệ sinh, và không hề OK một chút nào đâu.
6. Một số cử chỉ tay khác.
Những cử chỉ tay trên mang ý nghĩa như đã giới thiệu ở phần lớn các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Newzealand, còn ở các quốc gia khác, bạn hãy thận trọng khi sử dụng nhé. Tốt hơn hết là chỉ sử dụng khi bạn hiểu rõ thông điệp của chúng là gì trong từng nền văn hóa khác nhau.
Bạn còn biết cử chỉ tay nào nữa không? Hãy chia sẻ cùng English4ALL nhé!!!!
Hoàng Huy