Trong một giờ học tiếng Anh phụ đạo, chỉ có 1 cô và 1 trò, trò đang vò đầu bứt tai vì chưa làm được bài tập ngữ pháp khó.

Cô nói “You should brainstorm.” (Em hãy động não đi!!!!)

Trò nói “I can’t.” (Em không làm được)

Trong 2 người trên có một người nói đúng và một người nói sai. Theo bạn là ai?????

Tropical Storm thì rất khủng khiếp, Rock Storm thì vô cùng cuồng nhiệt, vậy còn Brainstorm thì sao???

Muốn biết ai là người nói sai trong câu chuyện trên đây, hãy cùng chuyến tàu Thứ hai của English4ALL tới ga Every word has its family tìm hiểu về từ Brainstorm nhé! All aboard.

Tuần vừa rồi tờ báo The Daily Mail của Anh có đăng một câu chuyện rằng Cơ quan Phát triển Xứ Wales (Welsh Development Agency) gửi nhân viên đi một khoá đào tạo (training courses) trong đó họ được dạy rằng không nên sử dụng từ “brainstorm” nhằm tránh làm động chạm và làm tổn thương (upsetting) người bị bệnh thần kinh hay khuyết tật (disability)

Rất ít người trong số chúng ta coi “brainstorm” là một từ mang nghĩa tiêu cực, mặc dù đúng là như vậy. Đó là bởi vì từ “brainstorm” có hai nghĩa rất khác biệt (distinct senses), một nghĩa ra đời ở Anh, và nghĩa còn lại ra đời ở Mỹ.

Nghĩa Anh của từ ra đời trước, được ghi nhận trong một từ điển y khoa năm 1894 của George Gould. Ông đã định nghĩa brainstorm là “một chuỗi những rối loạn đột nhiên và bất thường do rối loạn não” (cerebral disturbance), hay nói cách khác là một sự mất trí tạm thời (a transient fit of insanity). Sau đó đều các nhà văn Anh đều dùng từ này để viết về nhân vật nào đó bất thường về mặt thần kinh.

human brain with lightnings

Ở Mỹ, hầu như không ai biết đến từ này cho tới một phiên toà xử tội giết người (murder trial) vào tháng Ba 1907. Dươí tiêu đề “New York Adds a Term to its Slang vocabulary” (New York đã thêm một từ lóng mới vào vốn từ của mình) tờ Washington Post viết: “Chỉ trừ có một vài sinh viên chuyên ngành y khoa đã từng nghe thấy từ này trước khi bác sĩ Evans với vai trò là nhân chứng nói về nguyên nhân Harry Thaw bắn chết Stanford White để trả thù (take revenge) là một cơn điên bột phát (a brainstorm).

Nhưng cũng chính tại Mỹ, vào những năm cuối những năm 1920s, nghĩa mới- nghĩa hiện nay phổ biến của từ brainstorm đã xuất hiện. Brainstorm lúc này trở thành một thuật ngữ đề cập tới một chuỗi các hoạt động trí não (mental activity) nhằm dẫn tới một ý tưởng mới (a bright idea). Dần dần brainstorm được hiểu như hiện nay: một cuộc thảo luận nhóm tập trung (an intense informal group discussion) hướng tới sáng tạo ra các ý tưởng (generating ideas) và cách thức giải quyết vấn đề (problem solving). Năm 1941, ông Alex Osborn, một chuyên gia quảng cáo (advertising expert), nhận thấy rằng các buổi họp nhóm là tiền đề của việc tạo ra các ý tưởng mới, ông đã đưa ra các nguyên tắc giúp phát triển hoạt động này. Lúc đầu, từ nguyên gốc ông sử dụng để chỉ quá trình này là “think up”.

Trong thế chiến lần thứ Hai, nghĩa mới này của từ Brainstorm đã vượt biển quay trở lại Anh và thành nghĩa phổ biến nhất như ngày nay chúng ta vẫn sử dụng, và ít người còn nhớ đến nghĩa nguyên gốc liên quan tới chứng bệnh thần kinh như ban đầu.

Bây giờ thì bạn đã biết ai trong câu chuyện lúc đầu là người nói sai chưa?

Hoàng Huy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *