Ngày xưa đi học tiếng Anh, cô giáo luôn dạy phải nói từ o’clock trong câu trả lời câu hỏi về giờ giấc. “It’s 7 o’clock”. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người tự hỏi, tại sao lại phải bắt buộc phải nói “o’clock” như vậy, phải chăng nói như vậy có phải là thừa không? Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự như vậy, thì chuyến tàu ngày hôm nay chắc chắn sẽ là dành cho bạn, vì ở ga Every word has its own story thứ Hai tuần này chắc chắn có câu trả lời làm bạn vừa lòng. All aboard!!!!

Thực ra việc nói “o’clock” đơn giản là tàn dư (remnant) của một thời xưa cũ khi mà đồng hồ không phải là quá phổ biến (prevalent) và người ta có thể chỉ thời gian bằng nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc họ đang ở đâu và họ dựa trên tiêu chí nào.

Nói chung, vào thời đó, mặt trời được sử dụng như một điểm tham chiếu, với hệ thời gian mặt trời hơi khác biệt chút ít so với thời gian đồng hồ. Đồng hồ chia thời gian thành những đơn vị bằng nhau (evenly), trong khi, với thời gian trung bình mặt trời (mean solar time), một giờ lại có độ dài khác nhau dựa trên rất nhiều yếu tố, ví dụ như theo mùa.

Sundial 2

Một đồng hồ mặt trời ở thành phố Perth- Australia.

Một đồng hồ mặt trời của người cổ đại

Một đồng hồ mặt trời của người cổ đại

Do đó, để phân biệt thời gian được tham chiếu bởi hệ thời gian đồng hồ thường (clock), chứ không phải là dựa trên thời gian của đồng hồ mặt trời (sundial), từ thế kỉ thứ 14, người ta bắt đầu nói “It is 7 OF THE CLOCK”, và cho đến thế kỉ thứ 16,17, thì chỉ còn nói gọn lại thành “o’clock”, rồi thậm chí còn rơi mất tiếp chữ “o” chỉ còn lại “seven clock”.

Việc sử dụng cụm từ “o’clock” đặc biệt trở nên phổ biến vào khoảng thế kỉ 18, khi người có xu hướng gọi kép tên của nhiều thứ như là “Will-o’-the wisp” (Will of the wisp: Ngọn đuốc của Quỷ Will) hay “Jack-o’-lantern” (Jack of lantern: đèn bí ngô đốt nến vào các dịp lễ Halloween)

Ngày nay, khi những chiếc đồng hồ đã nhan nhản (ubiquitous) ở khắp mọi nơi, và hiếm khi có người chỉ thời gian dựa vào mặt trời nữa,việc nói “o’clock” trở nên thừa thãi và không còn cần thiết nữa, nhưng người ta vẫn giữ cách nói “o’clock” như một di sản ngôn ngữ của quá khứ giữa thời hiện đại.

WHY WE SAY O’CLOCK?

The practice of saying “o’clock” is simply a remnant of simpler times when clocks weren’t very prevalent and people told time by a variety of means, depending on where they were and what references were available.

Generally, of course, the Sun was used as a reference point, with solar time being slightly different than clock time. Clocks divide the time evenly, whereas, by solar time, hour lengths vary somewhat based on a variety of factors, like what season it is.

Thus, to distinguish the fact that one was referencing a clock’s time, rather than something like a sundial, as early as the fourteenth century one would say something like, “It is six of the clock,” which later got slurred down to “six o’clock” sometime around the sixteenth or seventeenth centuries. In those centuries, it was also somewhat common to just drop the “o’” altogether and just say something like “six clock.”

Using the form of “o’clock” particularly increased in popularity around the eighteenth century when it became common to do a similar slurring in the names of many things such as “Will-o’-the wisp” from “Will of the wisp” (stemming from a legend of an evil blacksmith named Will Smith, with “wisp” meaning “torch”) and “Jack-o’-lantern” from “Jack of the lantern” (which originally just meant “man of the lantern” with “Jack,” at the time, being the generic “any man” name. Later, either this or the Irish legend of “Stingy Jack” got this name transferred to referring to carved pumpkins with lit candles inside).

While today with clocks being ubiquitous and few people, if anybody, telling direct time by the Sun, it isn’t necessary in most cases to specify we are referencing time from clocks, but the practice of saying “o’clock” has stuck around anyway.

Bạn có biết?

  • Từ “clock” (đồng hồ) được cho rằng bắt nguồn từ “clocca” trong tiếng Latin cổ nghĩa là cái chuông (bell), ngụ ý chỉ những tiếng chuông trên những tháp đồng hồ đầu tiên ở các thị trấn cổ đại, báo cho mọi người biết thời gian.
  • Tháp của những ngọn gió (The Tower of the Winds) ở Athens nằm ngay dưới quần thể đền đài Acropolis được cho là tháp đồng hồ đầu tiên trong lịch sử, được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 cho tới năm 50 trước công nguyên. Nó bao gồm tám đồng hồ mặt trời (sundials) một đồng hồ nước, cùng với một cái chong chóng gió (wind vane)
  • Nếu bạn vẫn phân vân a.m và p.m là viết tắt của từ gì, thì thôi đừng phân vân nữa, a.m là viết tắt của “ante meridiem,” là tiếng Latin của “before midday” (trước buổi trưa); p.m. viết tắt của “post meridiem,” nghĩa là “after midday.”(sau buổi trưa).
  • Trạm Vũ trụ quốc tế (International Space Station – ISS) quay vòng quanh trái đất ở độ cao 354 km và di chuyển với vận tốc xấp xỉ 27.700 km/giờ, và cứ 92 phút là đi quanh một vòng trái đất. Chính vì vậy, cứ 45 phút, các nhà du hành vũ trụ (astronauts) trên trạm sẽ nhìn thấy bình minh (sunrise) hoặc hoàng hôn (sunset), với tổng số khoảng 15-16 lần trong mỗi ngày.

Hoàng Huy.

Bản quyền thuộc về English For ALL.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *