Dù muốn hay không mỗi chúng ta đều phải thừa nhận tiền bạc là một phần quan trọng của cuộc sống. Người Anh có câu ““Money makes the world go round“ (Đồng tiền làm thế giới quay vòng) hay “Money talks” để nói về sức mạnh của đồng tiền. Tiền bạc trở nên biểu tượng gần gũi của thế giới vật chất và cuộc sống hàng ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trong khi một số người vất vả để kiếm tiền thì một số người khác lại vất vả để nghĩ cách tiêu tiền, cứ thế tiền bạc luôn nghĩ cách làm mê hoặc, cuốn hút chúng ta như một cơn mộng mị khó dứt. Người ta cần nhiều từ để nói chuyện tiền bạc, cần nhiều đến nỗi, “money”, “dollar”, “pound”, “buck”……chưa đủ nói, người ta còn tạo ra rất nhiều thành ngữ. Và English4ALL hôm nay xin giới thiệu tới bạn một số thành ngữ như thế. All aboard!

 

1. Ở Việt Nam, khi đi ăn uống ở nhà hàng, nếu bạn muốn mọi người tham gia cùng chia đều tiền để thanh toán hoá đơn, bạn sẽ nói gì nhỉ? “Cam-pu-Chia nhé!” phải không? Người Anh ở khá xa Campuchia nên họ không nói vậy, ngược lại họ lại ở rất gần Hà Lan (Dutch) và nhân tiện trong lịch sử người Anh và người Hà Lan rất ghét nhau nên họ tạo luôn thành ngữ “Go Dutch” hoặc “Dutch treating” để nói về việc chia đều hoá đơn khi thanh toán. Có nhiều cách giải thích cho thành ngữ này, nhưng mình tin rằng nó bắt nguồn từ cái cửa ra vào của người Hà Lan – một loại cửa rất đặc biệt gồm hai phần bằng nhau (xem hình).

Ví dụ: Annie and Huy always go dutch when they eat out.

(Annie và Huy thường chia đôi hoá đơn khi họ đi ăn nhà hàng)

 

Cánh cửa của người Hà Lan (Dutch door) là nguồn gốc của thành ngữ "Go Dutch"

Cánh cửa của người Hà Lan (Dutch door) là nguồn gốc của thành ngữ “Go Dutch”

2. Trong thời buổi kinh tế suy thoái, các kế toán của các doanh nghiệp luôn ra sức “nấu nướng, chế biến” hồ sơ, sổ sách (cook the books) để che đậy những yếu kém của công ty mình, nhằm che dấu các nhà đầu tư. Như thế thật không tốt.

Ví dụ: The financial world has seen many businesses that have cooked the books to make their businesses attractive to potential investors.

(Thế giới tài chính đã từng chứng kiến nhiều công ty gian dối trong kế toán, sổ sách để làm cho việc kinh doanh của họ có vẻ hấp dẫn các nhà đầu tư tiềm năng)

Là kế toán, bạn có dám "cook the book" không?

Là kế toán, bạn có dám “cook the book” không?

 

3. Trong khi “cook the book”là việc làm không tốt, không minh bạch, thì vẫn còn rất nhiều kế toán nghiêm túc làm công việc cân bằng sổ sách, công nợ (Balance the books) – đó là một trong những nhiệm vụ chính của ngành kế toán.

Ví dụ: Mindy is in charge of balancing the books at the end of each quarter for the business.

(Mindy phụ trách việc cân bằng sổ sách vào cuối mỗi quý)

Balance the books - mới là công việc thực sự của kế toán

Balance the books – mới là công việc thực sự của kế toán

 

4. Hôm trước mình gặp một người bạn cũ học cùng lớp Thạc sỹ, bây giờ bạn ấy đang làm nhân viên cho một ngân hàng Anh, khi được hỏi thu nhập có tốt không, bạn ấy trả lời “Just enough to bring home the bacon”, mình nghĩ bạn nói dối, vì làm gì có ai ngày nào cũng ăn thịt muối (bacon) được, nhưng rồi về nhà học lại mới biết bring home the bacon nghĩa là kiếm tiền để nuôi gia đình. Thật là oan cho bạn quá!

Ví dụ: Simone does overtime so that he can bring home the bacon.

(Bạn Simone làm việc ngoài giờ để kiếm tiền nuôi gia đình)

Mỗi chúng ta đều cần phải làm việc để có thể "bring home the bacon"

Mỗi chúng ta đều cần phải làm việc để có thể “bring home the bacon”

 

5. Tuy nhiên, không phải ai cũng vất vả trong việc kiếm tiền, mình có một người bạn khác kiếm được một công việc làm tại nhà (home-based) chỉ làm có vài giờ một ngày nhưng lại có thu nhập rất cao. Tàu của bạn ấy đi không phải là tàu hoả, tàu thuỷ, mà là “gravy train”- cách nói về những công việc nhàn thân nhiều tiền, mơ ước của rất nhiều người.

Ví dụ: Nam earns a fortune for three hours’ work a day. He’s really on the gravy train!

(Nam kiếm được một khoản kha khá mà chỉ phải làm việc ba ngày một tuần. Anh ấy đang ngồi mát ăn bát vàng)

Làm ít hưởng nhiều, ai cũng mong muốn được ở trên "gravy train", tiếc là không có nhiều con tàu như thế.

Làm ít hưởng nhiều, ai cũng mong muốn được ở trên “gravy train”, tiếc là không có nhiều con tàu như thế.

6. Ngày bé, mình hay có thói quen đút tiền tiết kiệm vào một con heo đất để dành. Lớn lên, mình để tiền đó vào một tài khoản ngân hàng. Và tên gọi chung cho khoản tiền đó, người Anh gọi là “Nest egg”. “Trứng”này không làm bữa sáng được nhưng sẽ rất cần thiết khi nào bạn cần đến tiền.
Ví dụ: Over the years Mr. Lam has been very disciplined and saved every month. He now has a big nest egg on which he can retire.

(Qua nhiều năm, Ông Lâm đã rất chặt chẽ và tiết kiệm hàng tháng. Giờ ông đã có một khoản tiết kiệm lớn để có thể nghỉ hưu)

7. Ở các nước phương Tây, khi bạn rời khỏi thôi không làm việc ở công ty nữa, bạn sẽ nhận được một cái “bắt tay”, đó không phải là một cái bắt tay thông thường, mà là một cái “ bắt tay bằng vàng” (Golden handshake) – đó chính là khoản tiền được công ty chi trả (đặc biệt dành cho vị trí quản lý, lãnh đạo) :

Ví dụ:

As CEO, Mr Trương was given a golden handshake when he agreed to leave the company.

(Là tổng giám đốc, ông Trương được nhận tiền chia tay khi ông đồng ý rời công ty.)

Golden handshake là khoản tiền công ty trả cho bạn khi rời nhiệm sở.

Golden handshake là khoản tiền công ty trả cho bạn khi rời nhiệm sở.

8. Nếu bạn đang tìm một từ để nói về một kẻ hà tiện, bủn xỉn kẻ mà không muốn chi cho ai một đồng nào bao giờ, thì đó là từ “cheapskate”.

Ví dụ:

Phong Huỳnh did not want to spend £5 on flowers for his mother. What a cheapskate!

(Thằng cha Phong Huỳnh đến cả £5 mua hoa cho mẹ hắn cũng không muốn tiêu. Đúng là cái thằng hà tiện)

Hoàng Huy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *