Âm nhạc và ngôn ngữ luôn là một đôi bạn tốt bất kể trong nền văn hóa nào. Âm nhạc giúp bảo tồn, thăng hoa và lan truyền ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Ngôn ngữ không chỉ là nguồn tài nguyên ca từ phong phú trong những lời ca tiếng hát mà còn dành rất nhiều cụm từ và thành ngữ để nói về âm nhạc. Tiếng Anh cũng vậy, rất nhiều thành ngữ trong cuộc sống được bắt nguồn từ âm nhạc. Hãy tìm hiểu và làm giàu thêm vốn thành ngữ tiếng Anh của bạn hôm nay cùng English4ALL với chủ đề rất thú vị này nhé.  All aboard!

 1. Nghe nhạc luôn luôn là một khoảng thời gian thoải mái, giúp bạn giảm stress, thư thái sau một ngày làm việc- học tập mệt mỏi, thế nhưng “đối diện với âm nhạc”(face the music) thì chắc là không vui đâu, vì đó có nghĩa là bạn phải chịu hậu quả, chịu sự trừng phạt vì điều gì đó mà bạn đã làm.

Ví dụ: My big brother broke a dining-room window and had to face the music when my father got home.

(Ông anh tớ làm vỡ cửa sổ kính phòng ăn và sẽ bị phạt khi bố tớ về nhà)

 

2. Mình rất thích đi shopping ở các trung tâm thương mại lớn, thật là thích và vui vẻ, chỉ có điều mình rất ghét những bản nhạc cũ rich phát đi phát lại ở những chỗ đó, cái đó người ta gọi là “elevator music”. Mà đúng thật, đó là thể loại nhạc người ta hay phát trong thang máy để tránh sự nhàm chán cho người dùng.

Ví dụ:  “ Whenever I go shopping in the mall. I feel tired of all the elevator music!”

(Cứ khi nào tôi đi mua sắm, tôi lại thấy phát chán với cái thể loại nhạc phát ở mấy chỗ đông người.”

 

3. Hôm trước có anh bạn đội một chiếc mũ mới rất đẹp, mình hỏi cậu ta mua ở đâu và mua hết bao nhiêu vì mình rất thích, và cũng muốn mua một chiếc. Cậu ta trả lời “I bought it for a song.”, mình ngạc nhiên lắm vì thằng cha này hát dở tệ, hát dở hơn cả ngày, vậy mà cũng có người nghe nó hát một bài mà cho không cái mũ sao? Hóa ra không phải, đơn giản là cậu ta đã mua được nó với giá rất rẻ, rẻ đến bất ngờ, rẻ như cho không thôi.

Ví dụ: Tony was selling his collection of coins. They were going for a song!

(Ông Tony đang bán bộ sưu tập tiền xu của ông ấy. Bán rẻ như cho không ấy)

 

4. Thời học sinh, cứ hôm nào có thông báo cô giáo bận hoặc ốm, cả lớp nghỉ, lũ học sinh chúng tôi đều vui sướng lắm. Bạn có thế không? Hình như ở thời nào, tin giáo viên vắng mặt vẫn luôn là “music to somebody’s ears”. Là tin mừng, niềm vui với lũ học sinh quỷ sứ.

Ví dụ: Her wedding is music to her classmates’ears. She is just 36.

(Tin nàng cưới là tin vui cho lũ bạn cùng lớp. Nàng mới có 36)

 

5. Đã bao giờ bạn nghe thấy thấy một cái tên, một bản nhạc, hay một điều gì đó làm bạn nghĩ rằng, bạn đã từng nghe, từng biết điều đó từ trước rồi không, có điều bạn chưa nhớ ra thôi. Nếu vậy, tức là điều đó đã “ring a bell” với bạn.

Ví dụ: “Ann Đỗ was sure that she had heard this idiom before. It certainly did ring a bell!”

(Cô Ann chắc là mình đã nghe thấy thành ngữ này ở đâu đó từ trước rồi. Nghe quen lắm!)

 

6. Bạn có thích ngồi tán chuyện, chém gió với bạn bè không. Nếu có, bạn thực sự là một nhạc sỹ đấy, và loại nhạc mà bạn tạo ra người Anh gọi là “make chin music”

Ví dụ : We sat around all evening making chin music.

(Chúng tôi ngồi cả buổi tối để tán gẫu, chém gió.)

 

7. Đã bao giờ nghe một bài hát được phổ nhạc từ thơ chưa, để có được bài hát đó, nhạc sỹ phải “set something to music”(Phổ nhạc cái gì).

Ví dụ: Musician Phan Huynh Dieu set Xuan Quynh’s poem to music.

(Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc cho bài thơ của thi sỹ Xuân Quỳnh)

 

8. Hôm qua tôi nhờ cậu bạn thiết kế giúp một ứng dụng trên điện thoại cho trang web của tôi, lúc đầu hắn từ  chối, thoái thác, nhưng khi biết tôi sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho việc này, hắn “đổi giọng” (change the tune) ngay – thay đổi ý kiến, thay đổi thái độ.

Ví dụ: He was against the idea to start with, but he soon changed his tune when I told him how much money he’d get out of it.

(Lúc đầu nó phản đối ý tưởng đó, nhưng đã đổi giọng rất nhanh khi tôi nói hắn sẽ kiếm được bao nhiêu từ việc đó)

 

9. Bạn có biết những người đàn ông có vợ sợ nhất điều gì không?  Sợ nhất là đi làm về và phải ngồi nghe bà vợ lải nhải, lảm nhảm, nhắc đi nhắc lại một chuyện gì đó cũ rích (like a broken record) – như cái đĩa vỡ

Ví dụ: I was tired of listening to my girlfriend talk about shopping all the time. She sounded just like a broken record!”
(Tôi phát ngán nghe bạn gái lúc nào cũng nói về chuyện mua sắm. Cô ấy cứ lảm nhảm mãi)

 

10.  Toàn Shinoda đã ra đi mãi mãi, nhưng trước khi tạm biệt chúng ta, cậu ấy đã để lại Vlog Ăn kem trước cổng như “swan song”(tác phẩm cuối cùng trước khi mất hoặc giải nghệ).

Ví dụ: We didn’t know that her performance last night was the singer’s swan song.

(Chúng tôi không hề biết rằng buổi diễn tối hôm ấy là lần trình diễn cuối cùng của cô ca sỹ)

Hoàng Huy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *